Đăng ký Đăng nhập

Cách nuôi gà rừng chuẩn nhất, ít bệnh, nhanh lớn

Hoàng Xuân Vinh Hoàng Xuân Vinh Lần cập nhật cuối: 19 Tháng Hai, 2023

Các mô hình chăn nuôi gà được cập nhập và ngày càng cải tiến giúp cho người nông dân làm kinh tế tốt hơn. Ngoài chăn nuôi những loài gà thuần chủng thì nhiều người hiện nay lựa chọn nuôi gà rừng. Đây là một trong những hướng đi mới được đánh giá vô cùng tiềm năng và có triển vọng lớn. Dưới đây SV66 sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin liên quan đến cách nuôi gà rừng, cách chăm sóc để chúng mau lớn, ít bệnh.

Gà rừng là gà gì?

Gà rừng được biết tới là một trong những giống gà hoang dã sống trong rừng. Chúng được con người bắt về và thuần dưỡng nuôi ở nhà. Những con gà rừng sau khi được bắt về thuần dưỡng vẫn khá là nhút nhát khi tiếp xúc với người. Phải qua một thời gian dài thích nghi, chung mới thực sự làm quen được với môi trường sống mới. 

Gà hoang mang từ rừng về và thuần dưỡng
Gà hoang mang từ rừng về và thuần dưỡng

Theo như mô tả, gà rừng có ngoại hình khá là đặc biệt với phần cánh dài 200 – 250 mm. Toàn thân phủ lông mượt mà và có nhiều màu sắc. Một cá thể gà rừng khi trưởng thành nặng 1 – 1,1kg. 

Những con gà rừng trống có lông ở đầu và cổ màu đỏ hoặc đỏ cam, phần lông ở cánh, ngực, đuôi sẽ có màu đen. Mắt những con gà rừng trống có màu đỏ. Những con gà rừng mái sẽ nhỏ hơn gà trống một chút, toàn thân sẽ phủ màu nâu. Mắt những con gà rừng mái sẽ có màu nâu hoặc màu vàng cam, cả hai loại gà trống và mái đều có mỏ nâu, mào nhỏ màu đỏ, chân xám xanh.

Tích, tai ở gà trống thường dài nhưng không quá go, tai gà có màu trắng. Gà mái thì hầu như không có tích tai, nếu có thì khá nhỏ, tích tai cũng có màu trắng.

So với những con gà thuần chủng thì gà rừng sẽ có đầu nhỏ hơn và không thuôn dài, mỏ quặp. Những con gà rừng trống thường có lông ở đuôi thưa, có hai cọng lông đuôi chính chia đều sang hai bên, bốn cọng lông đuôi phụ. Ở trạng thái bình thường thì gà rừng thường sẽ cụp lông đuôi và không xoè, chỉ khi bay thì chúng mới xòe để giữ thăng bằng. Thường thì những con gà rừng trên một tuổi là đã bắt đầu có thể tập bay và chúng có thể bay được một đoạn ngắn.

Chân của những con gà rừng thường có 4 ngón, là chân tròn, màu xanh đá. Những con gà rừng thường sẽ có thêm cựa và cựa gà sẽ mọc vào khoảng thời gian gà được 10 tháng tuổi đổ lên. Sau khi đạt độ tuổi trên một năm thì cựa gà có thể dài tới 1cm và khá là sắc nhọn, khá giống với gà chọi đẹp.

Ưu điểm khi nuôi gà rừng:

  • Các loại gà rừng phần lớn sống ở tự nhiên hoang dã nên chúng có sức đề kháng vô cùng cao, ít bị nhiễm bệnh
  • Gà rừng vô cùng dễ nuôi, thức ăn của chúng là nguồn thức ăn tự nhiên
  • Gà rừng thường sống theo bầy đàn, thích ngủ trên các cành cây nên không cần phải xây chuồng quá cầu kỳ như mô hình nuôi gà chọi.
  • Vì là gà rừng tự nhiên hoang dã nên chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, có giá trị

Nhược điểm khi nuôi gà rừng:

  • Khả năng sinh sản của gà rừng không cao, gà mái khoảng bảy tháng tuổi bắt đầu đẻ. Trong năm chúng sẽ nghỉ đẻ vào tháng 7 – 10 âm lịch, đây cũng là thời kỳ thay lông của gà trống
  • Trong một năm thì gà rừng mái chỉ đẻ khoảng 20 quả trứng, ấp hai lứa nên việc nhân giống khá là khó khăn

Các phương pháp nuôi gà rừng cơ bản

Có hai phương pháp nuôi gà rừng cơ bản
Có hai phương pháp nuôi gà rừng cơ bản

Các mô hình nuôi gà rừng không nhiều, được chia cơ bản thành hai dạng:

Nuôi thả

Đây là phương pháp nuôi gà rừng được áp dụng với những con gà đã trên một tháng tuổi. Người nuôi gà sẽ thả chúng vào các khu vườn có dạng đồi núi thấp, có nhiều tán cây, cỏ dại. Khu vực nuôi thả gà cũng cần phải được quy cẩn thận để tránh gà chưa thuần hoá hết nhớ nơi sống hoang dã và bỏ đi.

Việc nuôi gà rừng theo cách nuôi thả tạo cho ra thói quen kiếm ăn giống như khi sống trong tự nhiên hoang dã. Việc chúng tự kiếm ăn và vận động sẽ giúp cho chất lượng thịt gà khi thu hoạch thơm ngon hơn, gà cũng phát triển khỏe mạnh và có một bộ lông mượt mà. 

Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp nuôi thả gà rừng thì chúng ta nên cân nhắc tránh cho các loài động vật khác như chó, mèo nhảy vào khu nuôi thả để tránh chúng khiến gà hoảng sợ hoặc cắn chết gà.

Nuôi nhốt

Rất nhiều mô hình nuôi nhốt gà rừng đã xuất hiện. Mô hình nuôi nhốt thì người nuôi gà sẽ tiến hành xây chuồng trại và nuôi gà rừng ở trong đó. Xây dựng chuồng trại nuôi gà rừng khá đơn giản. Khu vực cho gà sinh sống chỉ cần cao ráo, dưới nền rải cát và có diện tích đủ rộng. 

Không gian thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông là được. Trong không gian nuôi nhốt gà nên trồng thêm một số cây cối để môi trường sống thân thiện hơn, có xây dựng các máng thức ăn và nước uống để gà có đủ chất dinh dưỡng phát triển.

Dinh dưỡng cung cấp cho gà rừng ra sao?

Nguồn cung cấp thức ăn cho gà rừng vô cùng đơn giản, đa dạng và bạn cũng dễ dàng chuẩn bị. Chúng thường ăn các loại lúa, gạo, cám, ngũ cốc và côn trùng. Nếu bạn nuôi gà rừng thì cần đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng protein thô 15-16%, năng lượng 2800 calo mỗi ngày là được. Thức ăn cần được chia nhỏ thành nhiều bữa mỗi ngày tương tự như khi nuôi gà chọi tham gia đá gà.

Cung cấp đầy đủ thức ăn cho gà
Cung cấp đầy đủ thức ăn cho gà

Ngoài thức ăn kể trên thì bạn có thể bổ sung cho gà các loại rau xanh băm nhỏ, mồi tươi băm nhỏ. Tổng hợp hài hòa thức ăn giúp cho gà mau lớn, khỏe mạnh và ít bị bệnh.

Nếu bạn có ý định ấp gà con thì thời điểm gà mái ấp trứng, thay lông bạn cần bổ sung thêm cho ra các chất dinh dưỡng giàu canxi. Canxi có thể được lấy từ bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn. Còn đối với gà trống, bạn nên gia tăng lượng thức ăn, đặc biệt là mồi tươi vào thời điểm mà chúng thay lông. Đây là thời điểm mà gà rừng có sức đề kháng yếu nhất.

Hạn chế tối đa cho gà rừng ăn các loại thức ăn nhân tạo được làm từ bột mì hoặc cảm tổng hợp. Việc nuôi gà rừng theo kiểu công nghiệp sẽ khiến cho gà trở nên yếu, giòn lông.

Nguồn nước uống cung cấp cho gà cũng phải cần được chú ý tới. Nước uống nên là nước lọc qua các máy lọc hoặc là nước đun sôi để nguội. Hệ thống máng nước cung cấp cho gà cần phải sạch sẽ và được xịt rửa thường xuyên. Trong thời điểm giao mùa dễ nhiễm bệnh, bạn có thể hòa tan thêm vào nước một số loại thuốc phòng bệnh cho gà.

Chăm sóc và phòng bệnh khi nuôi gà rừng

Chăm sóc gà rừng không tốn nhiều công sức
Chăm sóc gà rừng không tốn nhiều công sức

Trong cách nuôi gà rừng ngoài nguồn thức ăn thì bạn cũng nên để ý việc chăm sóc và phòng bệnh cho gà rừng. Để tránh việc gà rừng bị nhiễm phải các căn bệnh nguy hiểm thì bạn nên chủ động phòng bệnh cho gà. Đơn giản như:

  • Hãy thường xuyên vệ sinh khu vực chuồng trại bằng nước sạch vào các dung dịch chuyên dụng tẩy uế, sát trùng
  • Khu vực chuồng trại nuôi gà rừng phải đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ
  • Khi nuôi gà rừng cũng cần đảm bảo tiêm phòng vacxin đầy đủ, 7 – 21 ngày sau tiêm vacxin mới có hiệu lực và chỉ có tác dụng ở một thời gian nhất định, cần phải tiêm nhắc lại
  • Các loại máng chứa đồ ăn và nước uống phải được dọn rửa thường xuyên
  • Nếu thấy bất kỳ cá thể gà rừng nào có biểu hiện ủ rũ cần phải tách ra khỏi đàn 
  • Dùng vitamin để tăng cường sức khỏe cho gà
  • Pha thuốc đường tiêu hóa: oxyteracilin, chloramphenicol… khi gà có biểu hiện đi ngoài phân lỏng
  • Pha thuốc đường hô hấp: tylosin, tiamulin,… khi gà chảy nước mũi

Rất nhiều người đã thành công với mô hình nuôi gà rừng và thu được hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là một trong những hướng đi phát triển được đánh giá có tiềm năng trong tương lai. Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp bằng việc nuôi gà rừng thì có thể nghiên cứu và triển khai ngay nhé.

Mình là Hoàng Xuân Vinh, được biết đến là một chuyên gia nhận định kèo bóng đá, phân tích casino online chuyên nghiệp của nhà cái SV66 Bet nói riêng và SV66 nói chung.

Bài viết liên quan

Cách vần gà chọi tơ – Hướng dẫn sư kê cách vần gà đúng chuẩn

Cách vần gà chọi tơ – Hướng dẫn sư kê cách vần gà đúng chuẩn

Cách vần gà chọi tơ làm sao cho chiến kê luôn khỏe mạnh, thi đấu chiến bách thắng là...

Chạng gà là gì? Hướng dẫn tính chạng gà chuẩn xác

Chạng gà là gì? Hướng dẫn tính chạng gà chuẩn xác

Rất nhiều dân chơi đá gà thường tìm hiểu về chạng gà là gì và cách tính như thế...

Gà tre Nhật Bản – Giống gà được nhiều người chọn làm kiểng

Gà tre Nhật Bản – Giống gà được nhiều người chọn làm kiểng

Gà tre Nhật Bản hiện đang là giống gà được ưa chuộng chọn nuôi làm cảnh trên thị trường....

Vảy gà quý là gì và có những loại vảy nào?

Vảy gà quý là gì và có những loại vảy nào?

Vảy gà quý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn một con gà đá đẹp....

Tổng hợp thông tin về gà Shamo Nhật Bản từ A – Z

Tổng hợp thông tin về gà Shamo Nhật Bản từ A – Z

Gà Shamo Nhật Bản được biết đến là một giống gà đá oai phong và mãnh liệt nhất. Vậy...

Cách lai tạo gà đá cựa nào giới sư kê hay áp dụng nhất?

Cách lai tạo gà đá cựa nào giới sư kê hay áp dụng nhất?

Cách lai tạo gà đá cựa được biết đến là phương pháp khá tốt nhằm nhân giống, giữ gìn...